Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Ngày nay, việc nuôi thú cảnh đã dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân ở thành thị cũng như nông thôn. Để những người bạn đặc biệt của mình luôn được khỏe mạnh và phát triển bình thường thì chúng ta cần phải tìm hiểu những kiến thức về chăm sóc thú cưng một cách bài bản, trong đó tiêm chủng là một trong những vấn đề quan trọng không thể bỏ qua. Bài viết hôm nay sẽ mang đến cho bạn một số thông tin bổ ích về vấn đề tiêm phòng cho mèo cưng. Cùng theo dõi nhé !

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Tại sao phải tiêm vacxin cho mèo?

Trong vòng vài giờ sau khi sinh, mèo con hấp thu kháng thể từ mèo mẹ thông qua sữa mẹ. Những kháng thể này sẽ giúp bảo vệ mèo con khỏi các bệnh truyền nhiễm cho đến khi hệ miễn dịch của mèo con trở nên  hoàn thiện hơn.

Tuy nhiên, kháng thể từ mèo mẹ có thể cản trở khả năng kích hoạt hệ miễn dịch của mèo con. Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ thú y thường tiêm một loạt vắc-xin cho mèo khi nó được khoảng 6-8 tuần tuổi. Việc tiêm phòng sẽ được nhắc lại sau khoảng 3-4 tuần cho đến khi kháng thể từ mèo mẹ yếu đi.

Vì vậy, để bảo vệ mèo khỏi các bệnh truyền nhiễm, bạn đừng quên dẫn chúng đi chích ngừa theo lịch mà bác sỹ thú y tư vấn nhé. Và bạn hãy nhớ rằng sau khi chích ngừa vài ngày hoặc vài tuần thì thuốc mới có tác dụng bảo vệ.

Những bệnh nguy hiểm nào cần phòng tránh cho mèo ?

Khi nuôi mèo thì bạn cần nhận biết một số bệnh nguy hiểm thường gặp để biết cách chăm sóc và bảo vệ chúng tốt hơn nhé. Dưới đây tổng hợp một số do virus nguy hiểm đối với mèo:

–  Bệnh dại (Rabies): Đây là một bệnh gây tử vong do virus có thể lây nhiễm ở tất cả các loài động vật máu nóng, bao gồm mèo, chó và con người. Nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, và biểu hiện thường thấy đầu tiên là những thay đổi đáng kể trong hành vi của mèo, như đột nhiên bồn chồn, gây hấn và sợ hãi.

–  Bệnh bạch cầu (Leukemia – Felv): Virus này là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây ra các bệnh tật và tử vong ở mèo, và đặc biệt nguy hiểm với mèo nhỏ. Virus có thể gây ra ung thư (ung thư hạch và ung thư máu) ở mèo bị nhiễm bệnh, và có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm khác do ức chế hệ thống miễn dịch và lây nhiễm tủy xương cho mèo.

–  Giảm bạch cầu (Panleukopenia): Đây là bệnh rất dễ lây lan, bệnh này nguy hiểm và chủ yếu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây sốt, chán ăn, mất nước, nôn mửa, tiêu chảy, hạ thân nhiệt, dẫn đến tử vong. Panleukopenia Feline do Parvovirus gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn ở mèo nhỏ. Mèo bị nhiễm bệnh khi chúng tiêu hóa phân bị nhiễm bệnh của một con mèo bệnh, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp.

–  Bệnh về đường hô hấp (“bệnh đường hô hấp mãn tính”): Herpesvirus (FHV), Calicivirus (FCV), và Chlamydophila felis (C.felis) gây ra các bệnh Lây nhiễm Đường Hô hấp Trên (URTI) mãn tính ở mèo, trong đó FHV và FCV là chủ yếu. Những vi rút này lây lan hoặc gián tiếp, bởi ổ và bát ăn/nước bị nhiễm bẩn, hoặc trực tiếp, thông qua tiếp xúc với dịch nhiễm như nước bọt, nước mũi, và dịch mắt.

–  FHV (Herpesvirus) gây ra bệnh viêm mũi do virut (Rhinotracheitis), một hội chứng đặc trưng bởi hắt hơi, chảy nước mũi, mắt bị kích thích, và ho.

–  FCV (Calicivirus) thường có biểu hiện chảy nước mũi và hắt hơi vừa phải, nhưng sự hiện diện của virus và vi khuẩn khác có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của nó. Tổn thương miệng cũng là một triệu chứng phổ biến thường hay gặp.

Dùng Vacxin loại nào cho mèo?

Dòng Purevax của Merial Pháp là vacxin nổi tiếng và phổ biến hiện nay cho mèo. Dòng này có các loại:

– Vacxin phòng 2 bệnh (Rhinotracheitis-Calici )

– Vacxin phòng 3 bệnh (Rhinotracheitis-Calici-Panleukopenia ) – 3 bệnh kết hợp phòng dại

– Vacxin phòng 4 bệnh (Rhinotracheitis-Calici-Panleukopenia-Chlamydia Psittaci) – 4 bệnh kết hợp phòng dại

Thông thường nhất và hiện nay hay được dùng tại Việt Nam là tiêm vacxin 4 bệnh và phòng dại (tiêm riêng)

Lịch tiêm phòng vacxin cho mèo

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Bạn nên đưa mèo cưng tới phòng khám thú y để được tư vấn cụ thể cho mèo cưng của mình và tiêm phòng cho mèo đúng cách nhé.

Lịch tiêm và số mũi tiêm có thể thay đổi tùy theo nhãn hiệu vắc xin, tuy nhiên bạn có thể tham khảo cơ bản:

  • Thông thường với mèo con từ 6 – 8 tuần sẽ được tiến hành tiêm mũi tổng hợp FVRCP lần 
  • Đến 9 – 12 tuần tuổi tiêm mũi tổng hợp lần 2, có thể tiến hành tiêm cả vacxin phụ phòng bệnh bạch cầu Felv
  • Đến 12 – 16 tuần tuổi tiêm mũi tổng hợp lần 3, tiêm cả vacxin phụ phòng bệnh bạch cầu Felv lần 2 (Nếu có tiêm lần 1 ở trước đó), tiêm phòng dại.
  • Hàng năm, tiêm nhắc lại mũi tổng hợp, mũi vacxin phụ, mũi dại.

Lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin cho mèo cưng:

  • Chỉ nên tiêm phòng khi mèo đang khỏe mạnh, ăn uống bình thường, thận trọng khi tiêm phòng cho mèo đang mang thai hoặc cho mèo con bú.
  • Tiêm không đúng cách vacxin sẽ không có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng.
  • Bạn nên đưa mèo tới phòng khám, bệnh viện thú y để được tư vấn và tiêm ngừa đúng cách. Bởi vì, nếu có trường hợp như phản ứng lại với thuốc hoặc sốt phản vệ xảy ra thì sẽ biện pháp xử lý kịp .
  • Không tiêm khi thú cưng có biểu hiện bệnh lý, khi thú cưng bị sốt… (kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng)
  • Mèo có thể phản ứng với việc tiêm phòng và bỏ ăn, buồn nôn, hoặc có thể mất tiêu chảy trong một khoảng thời gian ngắn sau khi tiêm. Do đó, cho mèo ăn trước khi tiêm phòng (cho mèo ăn đủ nhưng không nên cho ăn quá no) trước 1-2 giờ tiêm có thể giúp chúng duy trì năng lượng và sức khoẻ tốt hơn.
  • Sau khi tiêm xong cần lưu ý chăm sóc tốt hơn, kiêng tắm; Kiêng cho thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần.
  • Tiến hành tẩy giun cho mèo sau khi tiêm phòng 1 tuần.
  • Lựa chọn những địa điểm tiêm phòng uy tín, có vắc xin chính hãng và đảm bảo. Nên tránh những phòng khám thú y vừa điều trị bệnh truyền nhiễm lại vừa có dịch vụ tiêm phòng mà không có khu cách ly riêng, hay diện tích nhỏ hẹp, vì có thể làm mèo nhiễm mầm bệnh ngay khi tới tiêm phòng (cũng vì lo ngại điều này nên hiện một số bệnh viện thú y từ chối điều trị các bệnh truyền nhiễm và có dấu hiệu, triệu chứng bệnh truyền nhiễm chỉ tập trung vào tiêm phòng và chăm sóc).
  • Một số chú mèo có thể đã tiếp xúc và có mầm bệnh trong người từ trước, nếu không phát hiện khi tiêm phòng có thể dẫn tới phát bệnh, nên khi chưa được tiêm phòng đầy đủ bạn cần hạn chế cho mèo đi chơi nhiều và gặp mèo khác.
  • Mèo có thể bị áp xe sau khi tiêm nguyên nhân là do bị viêm nhiễm và kết quả của quá trình miễn dịch, bạch cầu và các vi khuẩn chiến đấu với nhau và xác chúng bị phân hóa thành mủ tạo thành vết áp xe, tuy nhiên áp xe nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc vào cơ địa mỗi bé, ngoài ra có bé quá hoảng loạn và vật lộn trong lúc tiêm có thể làm mũi tiêm lệch và có xác suất gây áp xe.

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Tiêm phòng cho mèo và những thông tin cần lưu ý

Chăm sóc mèo sau khi tiêm phòng

  • Sau khi tiêm phòng một số bé mèo có thể bỏ ăn, tỏ ra hơi mệt mỏi, nếu triệu chứng này không kéo dài thì không đáng lo ngại vì đó là phản ứng của cơ thể sau khi vắc xin. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài hoặc kèm theo nôn mửa, tiêu chảy cấp thì cần đưa mèo tới cơ sở thú y để khám.
  • Vết thương sau khi tiêm có thể sưng nhẹ và tự giảm sau 6-8 tiếng nếu mèo thấy đau có thể chướm đá giúp giảm đau. Bạn để ý vết sưng mãi không có dấu hiệu giảm thì nên dùng khăn ấm để chườm vào, giúp vùng da chỗ tiêm được tăng tuần hoàn, tránh nhiễm trùng và áp xe.
  • Sau khi tiêm phòng cần bổ sung dinh dưỡng cho mèo, có thể là thịt hoặc pate, gel dinh dưỡng cho mèo (tránh thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh). Và cũng nên cung cấp nước sạch cho mèo để đảm bảo rằng chúng không bị mất nước.
  • Dành thời gian để theo dõi và vuốt ve, chải lông cho mèo để mèo thoải mái hơn, giảm stress sau khi tiêm.

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã mang đến cho bạn những thông tin cụ thể về tiêm phòng cho mèo. Đây là những vấn đề quan trọng và thiết yếu không thể bỏ qua nếu bạn muốn những chú mèo của mình luôn khỏe mạnh và phát triển tốt. Những lời khuyên trên có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, sinh sản, tình trạng sức khỏe của mèo, khả năng nhiễm bệnh, loại vacxin, giống mèo hoặc phụ thuộc vào nơi chúng đang sống

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *